PR là gì và hiểu về những vấn đề có liên quan tới PR như thế nào cho đúng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm bàn luận. PR là một từ được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong ngành Marketing bởi nó như một cánh tay đắc lực không thể thiếu để có một chiến dịch quảng bá thành công. Vậy làm thế nào để xây dựng cho mình một chiến dịch PR hoàn chỉnh?
Hiểu đúng PR là gì?
PR là viết tắt của cụm từ Public Relations, dịch sang tiếng Việt là quan hệ công chúng. Từ ngữ này biểu thị cho chuỗi các hoạt động nhằm hướng tới mục đích xây dựng và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của cá nhân/ tổ chức đến với cộng đồng.
Chúng ta thường dễ dàng bắt gặp phòng ban PR trong các doanh nghiệp lớn đều hướng đến mục tiêu tạo được nhận thức tích cực của công chúng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Như vậy có thể hiểu rằng, những người làm PR tức là chịu trách nhiệm tạo dựng thương hiệu, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với đơn vị.
Thời gian gần đây, xã hội rất phát triển lĩnh vực Marketing kéo theo một nhiệm vụ mới cho ngành quan hệ công chúng. Đó là đảm nhiệm công tác dự đoán, xây dựng những kịch bản trong tương lai nhằm phục vụ việc lên kế hoạch cho các dự án kinh doanh.
Điểm danh các hình thức PR trong Marketing
Trong lĩnh vực Marketing, PR đóng một vai trò rất quan trọng bởi 2 lĩnh vực này tưởng chừng như tách biệt nhưng lại bổ trợ cho nhau rất nhiều. Bởi nếu muốn chiến dịch Marketing thành công thì rất cần tới những phương thức PR hiệu quả. Trong đó, một số hình thức nổi bật nhất có liên quan tới PR là gì?
Quan hệ truyền thông
Những người làm trong phòng quan hệ truyền thông chịu trách nhiệm là “cầu nối” giữa doanh nghiệp với các bên tin tức, báo đài,… Từ đó tạo điều kiện để nhà báo nắm được về những thông tin quan trọng của doanh nghiệp, giúp viết bài quảng bá và định hướng dư luận có cái nhìn tích cực về thương hiệu. Những sự kiện họp báo, buổi phỏng vấn trực tiếp,.. đều là một hình thức do phòng quan hệ truyền thông đảm nhiệm,
Tổ chức sự kiện trong PR là gì?
Sự kiện là một phương thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu và xây dựng được niềm tin lớn với khách hàng. Do vậy, doanh nghiệp rất cần có những người trong phòng ban PR, cụ thể là chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện để giúp truyền tải thông điệp tốt đẹp muốn gửi tới khách hàng. Từ đó, người tiêu dùng có thể kết nối trực tiếp và hiểu hơn về dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp/
Quan hệ cộng đồng
Phần không thể thiếu trong PR là gì? Đó chính là mảng quan hệ cộng đồng – nơi tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp với cộng đồng của họ. Bao gồm có các đối tượng như: khách hàng, nhà cung cấp, chủ đầu tư, cổ đông,.. tức là bất kỳ ai liên quan tới mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Truyền thông nội bộ trong PR là gì?
Một doanh nghiệp lớn có tới hàng ngàn nhân viên thì càng cần phải có phòng PR phụ trách truyền thông nội bộ. Nhờ có những họ mà nội bộ được gắn kết, duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó tạo điều kiện khích lệ, động viên tinh thần cho nhân viên ngày càng chăm chỉ, nhiệt huyết hoàn thành công việc, gia tăng hiệu quả làm việc.
Xử lý sự cố truyền thông trong PR là gì?
Các hoạt động quảng bá luôn đi kèm với một số sự cố ngoài ý muốn. Đó là lúc có sự ra tay của những con người trong phòng xử lý sự cố truyền thông. Họ sẽ làm các biện pháp để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể gây ra, ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
Truyền thông xã hội và truyền thông online
Hiện nay hình thức truyền thông bằng các hoạt động xã hội là vô cùng phổ biến. Những doanh nghiệp muốn mở rộng hình ảnh của mình và tạo dựng niềm tin với khách hàng thường tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện hoặc bảo vệ môi trường. Nhờ đó mà những người PR truyền thông xã hội sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra trơn tru nhất.
Cùng với đó là sự nổi lên mỗi ngày của những trang mạng xã hội “khét tiếng” như: Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube,… Do vậy PR có thể tận dụng để bổ trợ cho quá trình Marketing được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng tiếp cận được đúng tệp khách hàng đang hướng tới.
Vai trò trong doanh nghiệp của PR là gì?
Phòng Quan hệ công chúng hiện nay quả thực đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ được ví như “gương mặt đại diện” nhằm kích cầu sự phổ biến của thương hiệu. Cụ thể vai trò trong doanh nghiệp của PR là gì?
- Lập bảng dự đoán về sự đón nhận của khách hàng, khán giả về những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp của mình
- Tạo dựng được tên tuổi, thương hiệu và xây dựng lòng tin trong lòng khách hàng
- Có kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông và bảo vệ doanh nghiệp nếu có bất kỳ vấn đề gì
- Kết hợp với bộ phận Marketing để cho ra những chiến dịch quảng bá, truyền thông chất lượng nhất nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động bán hàng.
4 bước cho ra lò kế hoạch PR hoàn hảo
Sau khi tìm hiểu được khái niệm PR là gì thì chắc hẳn nhiều người quan tâm tới việc làm thế nào để cho ra lò một chiến dịch PR tuyệt vời. Bởi nó chính là “kim chỉ nam” giúp cho các cấp lãnh đạo phát triển theo đúng hướng, đạt được đúng mục đích tạo dựng vị thế. 4 bước dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp làm được điều đó.
Bước 1: Xác định mục tiêu PR
Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng chắc chắn là bạn cần nắm được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của chiến dịch PR. Đó có thể là kế hoạch nhằm tạo dựng thương hiệu hay cải thiện hình ảnh trong lòng khách hàng. Việc xác định được mục tiêu PR giúp doanh nghiệp có bước đi đầu đúng đắn.
Bước 2. Xác định đối tượng muốn PR
Tiếp đến là cần xác định rõ ràng đâu là đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Những người nào sẽ bị ảnh hưởng bởi chiến dịch PR đầu tiên? Họ sẽ được gì và mất gì nếu tham gia vào kế hoạch quảng bá của bạn?
Bước 3: Lập chiến lược PR
Vai trò của việc lập chiến lược trong PR là gì? Bạn cần lên kế hoạch về phương thức giao tiếp với khách hàng, xây dựng loạt thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải,… Đồng thời không thể thiếu được bước tạo lập ngân sách. Cụ thể có thể bao gồm các chi phí như: in banner, phông bạt, tài liệu, tiền thuê nhân công, phương tiện di chuyển,..
Xem thêm:
- Kế toán là gì? Để trở thành kế toán cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Kỷ luật là gì? Làm gì để rèn tính kỷ luật của mỗi cá nhân
Bước 4: Tự đánh giá lại kế hoạch PR
Sau khi đã lên kế hoạch PR thành công thì những người trong phòng ban này nên tự đánh giá lại một lần nữa chiến dịch để xem xét về tính khả thi. Hãy tự đặt cho mình một loạt các câu hỏi: liệu kế hoạch này có thành công hay không thông qua việc đưa ra những con số đo lường cụ thể.
Đồng thời, những nhà quản trị cũng có thể cân nhắc về kế hoạch dựa trên những đánh giá, feedback của khách hàng để có cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp và những điểm còn chưa hoàn toàn phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về định nghĩa PR là gì cũng như những bước để bạn tạo dựng cho mình kế hoạch PR hoàn chỉnh. Có thể thấy rằng, phòng Quan hệ công chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp khi họ vừa là cầu nối với khách hàng. Đồng thời, phòng PR còn kết hợp với Marketing để cho ra đời những chiến dịch quảng bá thương hiệu hoàn hảo.