Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức khác nhau để kiểm soát chất lượng sản phẩm và QC Manager là người có trách nhiệm đảm bảo các cách thức đó được thực hiện một cách chặt chẽ để bất kỳ sản phẩm nào do doanh nghiệp sản xuất ra đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Vậy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của QC Manager trong doanh nghiệp là gì? Các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1 Vai trò của QC Manager trong doanh nghiệp
Khi mà người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng ngày càng cao hơn thì chất lượng sản phẩm trở thành chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp cần có một QC Manager để giúp họ đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Công cụ QC là gì? Cách xây dựng biểu đồ chuẩn hiện nay!
- Công việc của QC là gì? Các kỹ năng cần của nhân viên QC?
- Các kỹ năng nghề QC (Quality Control) mà bạn cần biết!
Trong doanh nghiệp, QC Manager có vai trò kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm theo những tiêu chuẩn nhất định. Họ sẽ đứng trên lập trường của người tiêu dùng để cảm nhận và xác định xem sản phẩm của doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng hay không.
Không chỉ giữ vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm mà QC Manager còn có vai trò kiểm tra, đánh giá các sản phẩm của nhà cung cấp xem các sản phẩm đó có cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay không, chất lượng các sản phẩm đó có đảm bảo hay không.
Đồng thời, QC Manager cũng giữ vai trò giám sát các chuyên gia kiểm soát chất lượng khác của doanh nghiệp. Họ cũng phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các thông số kỹ thuật và tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với yêu cầu chất lượng.
2 Chức năng của QC Manager
QC là gì? QC Manager có các chức năng sau đây:
2.1 Kiểm soát
QC Manager sẽ thường xuyên thu thập, kiểm tra và phân tích thông tin liên quan đến sản phẩm để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Hàng ngày các mẫu sản phẩm từ dây chuyền sản xuất sẽ được thu thập và phân tích để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra theo đúng như kế hoạch.
2.2 Xử lý sự cố
Khi xảy ra các sự cố hoặc phát hiện các sản phẩm bị lỗi thì QC Manager chính là người có trách nhiệm khắc phục các sự cố này. Họ sẽ phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp để xử lý nhanh chóng nhất có thể nhằm đảm bảo quá trình sản xuất không bị trì trệ. Bên cạnh đó, QC Manager cũng có trách nhiệm liên hệ và thông báo các vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến các bộ phận và các bên có liên quan khác.
2.3 Cải tiến chất lượng sản phẩm
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát chất lượng sản phẩm mà các QC Manager còn có trách nhiệm tìm ra biện pháp hiệu quả nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào chất lượng sản phẩm được cải thiện liên tục thì doanh nghiệp mới có thể đảm bảo được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
2.4 Giám sát và tư vấn
QC Manager là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Với bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm của mình họ có trách nhiệm giám sát nhân viên trong bộ phận QC và trực tiếp tư vấn cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng về các vấn đề kỹ thuật.
3 Nhiệm vụ của QC Manager
Thông thường QC Manager sẽ đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo chỉ có những sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra mới được sản xuất hàng loạt và bán cho người tiêu dùng.
Xem thêm:
- Profile là gì? Tìm hiểu những điều cần biết về profile
- QA là gì? – Khái niệm cùng các kỹ năng để trở thành QA
Sau đây là một số nhiệm vụ điển hình mà các QC Manager tại hầu hết các doanh nghiệp thường phụ trách:
- Thiết lập các thủ tục, tiêu chuẩn chất lượng và thông số kỹ thuật cho từng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phối hợp với bộ phận mua hàng để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.
- Thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn trong quá trình thực hiện công việc.
- Tiến hành việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm cắt giảm lãng phí và tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất trong và ngoài nước.
- Tiến hành các cuộc khảo sát để xác định yêu cầu của khách hàng và đảm bảo các các tiêu chuẩn chất lượng đã thiết lập đáp ứng được các yêu cầu đó.
- Đưa ra đề xuất cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về cách thức cải thiện các quy trình kiểm soát chất lượng.
- Thu thập và phân tích dữ liệu thống kê chất lượng để có được thông tin về hiệu suất chất lượng.
- Giám sát nhân viên kiểm tra, nhân viên QC và các nhân viên khác của công ty để đảm bảo họ luôn tuân thủ các quy định, quy trình về kiểm soát chất lượng đã thiết lập.
- Giám sát công tác phát triển sản phẩm để xác định các sai lệch so với chính sách chất lượng.
- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm.
- Xem xét quy trình hiện tại và đặc điểm kỹ thuật sản phẩm để xác định những gì cần cải tiến hoặc nâng cấp.
- Phê duyệt các sản phẩm đạt yêu cầu và loại bỏ các sản phẩm lỗi.
- Lập các báo cáo về công tác kiểm soát chất lượng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của QC Manager trong doanh nghiệp muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí QC Manager và có thêm động lực để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
Tổng hợp: kienthuc247.net