Để có thể làm tốt công việc của một nhân viên QC thì ngoài kiến thức chuyên môn tốt cần phải rèn luyện các kỹ năng nghề QC cần có. Vậy các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng mà nhân viên QC cần phải có là gì?
Các kỹ năng nghề QC mà bạn cần phải có:
1. Kỹ năng giám sát
QC là gì? Nhân viên QC (Quality Control) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chuẩn và có chất lượng tốt nhất. Họ sẽ là người kiểm tra, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất ra sản phẩm, phát hiện các lỗi trên sản phẩm, những điểm chưa hoàn thiện nhằm đảm bảo sao cho sản phẩm tạo ra đã được kiểm soát chặt chẽ 100% trên tất cả các công đoạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Vai trò của QC trong doanh nghiệp? Nhiệm vụ và chức năng?
- 7 Công cụ QC là gì? Cách xây dựng biểu đồ chuẩn hiện nay!
- Công việc của QC là gì? Các kỹ năng cần của nhân viên QC?
Do đó, kỹ năng giám sát đối với nhân viên QC (Quality Control) là rất quan trọng, giúp họ dễ dàng tìm ra được lỗi của sản phẩm, kịp thời tìm ra phương pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Thử nghĩ mà xem, một nhân viên QC (Quality Control) mà không có kỹ năng giám sát sẽ gây ảnh hưởng lớn như thế nào đến chất lượng sản phẩm và thậm chí là tới uy tín, thương hiệu của công ty. Nhân viên QC (Quality Control) mà không có kỹ năng giám sát thì coi như họ đã hoàn toàn thất bại trong công việc của mình.
2. Kỹ năng quản lý
Thực ra thì kỹ năng quản lý là kỹ năng quan trọng cho mọi ngành nghề để bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Riêng đối với nhân viên QC (Quality Control) thì kỹ năng quản lý thể hiện trong cách họ quản lý thời gian, công việc của bản thân và quản lý nhân viên cấp dưới của mình. Kỹ năng quản lý giúp nhân viên QC (Quality Control) có thể dễ dàng phân công công việc thích hợp cho từng nhân viên phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, giúp công việc không chỉ hoàn thành đúng thời hạn mà còn đạt hiệu quả về chất lượng, số lượng.
3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh chóng
Vì các yếu tố khách quan lẫn chủ quan cho nên trong quá trình sản xuất sản phẩm thỉnh thoảng sẽ gặp một số các sự cố ngoài ý muốn như nguyên liệu bị hỏng, quá trình sản xuất bị lỗi,… Và vai trò của nhân viên QC (Quality Control) lúc này là kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để báo cáo nhanh lên cấp trên, phối hợp với các bộ phận liên quan để đưa ra phương án khắc phục.
Nhân viên QC (Quality Control) cần trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc như kỹ năng quản lý, xử lý sự cố,…
Kinh nghiệm làm nghề cho nhân viên QC (Quality Control)
Những kinh nghiệm quý giá chính là bài học mà nhân viên QC (Quality Control) có thể tích lũy, học hỏi để cải thiện, nâng cao trình độ của bản thân, mở rộng con đường nghề nghiệp của chính mình.
1. Hiểu rõ bản chất của công việc nhân viên QC (Quality Control)
Trong nhiều công ty vẫn thường không rạch ròi công việc giữa nhân viên QA (Quality Assurance) và nhân viên nhân viên QC (Quality Control). Thực ra đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau về tính chất, phạm vi công việc. QA (Quality Assurance) làm nhiệm vụ đảm bảo, chịu trách nhiệm toàn bộ từ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho tới chất lượng của sản phẩm còn QC (Quality Control) là từ các quy định của QA (Quality Assurance) để tiến hành giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Việc nhân viên QC (Quality Control) nắm rõ được bản chất công việc của mình giúp quá trình làm việc thuận lợi hơn, đảm bảo tính chính xác cao hơn, các kiến thức được vận dụng đúng đắn để tránh các sự cố, rủi ro không đáng có khi làm việc.
2. Rèn luyện, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc
Khi bắt đầu công việc nhân viên QC bạn phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Là nhân viên QC (Quality Control), bạn phải nắm được các công đoạn tạo ra sản phẩm, các nguyên liệu cần thiết và các tiêu chuẩn đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng ngoại ngữ giúp bạn dễ dàng tiến xa hơn trong công việc nhân viên QC của mình
3. Nắm bắt được đặc thù cho từng khâu công việc
Nhân viên QC (Quality Control) phải kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào cho tới đầu ra, cho nên cần phải có kiến thức đặc thù cho từ khâu, từng công đoạn. Việc năm bắt sâu chừng nào thì công việc sẽ đi đúng hướng, hiệu quả công việc sẽ cao chừng đấy.
4. Trau dồi kỹ năng ngoại ngữ
Làm một nhân viên QC (Quality Control) thì ngoài kỹ năng chuyên môn thì cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ. Có ngoại ngữ, bạn sẽ có nhiều lựa chọn công việc hơn với điều kiện về mức lương, chế độ tại công ty nước ngoài. Đồng thời việc thuần thục ngoại ngữ giúp bạn có thể nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các tài liệu học tập, sách tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
5. Đam mê, nhiệt huyết với nghề
Khi làm một công việc nào đó, không phải mức lương cao mà chính niềm đam mê với nghề mới có thể khiến bạn kiên trì theo đuổi công việc đó. Có đam mê thì bạn mới đủ dũng cảm, đủ nỗ lực, đủ tận tâm để vượt qua mọi gian khổ, thử thách để chinh phục thành công của sự nghiệp làm nhân viên QC của mình.
Xem thêm:
- Profile là gì? Tìm hiểu những điều cần biết về profile
- QA là gì? – Khái niệm cùng các kỹ năng để trở thành QA
Mức lương cho nhân viên QC hiện nay
Theo tìm hiểu, mức lương của nhân viên QC hiện nay tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp đa số nằm trong khoảng 4 – 7 triệu đồng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tác phong nghề nghiệp. Nếu làm với người nước ngoài cộng việc sử dụng ngoại ngữ thành thạo, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn (có thể từ 8 triệu hoặc hơn 10 triệu). Nhân viên QC chủ yếu làm công việc thuộc các ngành như dệt may, da giày, nội thất, thực phẩm,…và được hưởng mức lương nằm trong khoảng trên.
Ngoài mức lương cơ bản, nhân viên QC tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy còn được hưởng đầy đủ tất cả các chế độ theo quy định hiện hành như chế độ bảo hiểm, các loại phụ cấp, thưởng chuyên cần, thưởng thâm niên, thưởng lễ tết, lương tháng 13, nghỉ phép năm, phép tháng, tăng lương định kỳ,…Ngoài ra, nhân viên QC còn có cơ hội thăng tiến nhanh lên vị trí Nhóm trưởng, Tổ trưởng, Quản lý,…
Kết luận
Như vậy, với bài viết trên đây, đã chia sẻ các kỹ năng nghề QC và kinh nghiệm làm việc quý giá để nhân viên QC(Quality Control) có thể học hỏi, áp dụng và rèn luyện để đạt được những thành công trong nghề này. Nếu đã sẵn sàng, hãy bắt đầu những bước đi đầu tiên trong nghề bằng cách tạo một CV nhân viên QC(Quality Control) thật ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng nhé. Chúc bạn thành công.
Tổng hợp: kienthuc247.net