Mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng kế toán doanh nghiệp lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công ty, tổ chức. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công việc và trách nhiệm của vị trí này trong doanh nghiệp.
1. Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là người có nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính, thông tin kinh tế dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.
Đối với hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, thường gồm có 2 mảng chính là kế toán nội bộ và kế toán thuế.
2. Kế toán doanh nghiệp gồm các thành phần nào?
Pháp luật hiện hành quy định kế toán trong doanh nghiệp gồm có các thành phần như sau:
– Kế toán: bao gồm kế toán hàng hóa và nguyên vật liệu, sản phẩm; đồng thời còn có kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
– Giao dịch: thực hiện quản lý, giám sát các giao dịch bằng tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình cũng như các giao dịch bằng ngoại tệ.
– Hạch toán: Hạch toán với đối tác (có thể là người bán hoặc người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động; cùng với đó là hạch toán với người nhận tạo ứng cùng hạch toán với ngân sách.
3. Công việc và trách nhiệm
– Nhiệm vụ cơ bản nhất là thu thập, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận, hạch toán các bút toán kế toán cũng như công nợ của doanh nghiệp.
– Kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký, đồng thời sắp xếp, lưu trữ một cách cẩn thận, khoa học các chứng từ kế toán theo nguyên tắc kế toán.
– Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình lên kế hoạch, ra quyết định của lãnh đạo cũng như để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
– Kê khai, báo cáo thuế, báo cáo thuế theo định kỳ (tháng, quý, năm) để trình lên cơ quan thuế, nộp thuế (nếu phát sinh) vào ngân sách Nhà nước đúng hạn quy định.
Những công việc, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp khá nhiều và tương đồng với kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp vẫn tồn tại những khác biệt so với kế toán tổng hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về kế toán tổng hợp trong bài viết dưới đây
4. Quy trình làm việc
Lưu ý: Trước khi tìm hiểu quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp, nếu bạn chưa biết những công việc chung của kế toán là gì
Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh
Mục đích của công việc này là để tập hợp đầy đủ các phát sinh có liên quan đến doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán trước khi đem vào hạch toán.
Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc
Chứng từ gốc là tất cả các giấy tờ (bao gồm tất cả các loại hóa đơn, phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt,…) được dùng làm căn cứ để chứng minh, xác thực, chứng cứ phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
Lập chứng gốc là việc kế toán dựa trên các chứng từ đã tổng hợp để xây dựng nên một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.
Bước 3: Ghi sổ kế toán
Ghi sổ kế toán là việc người làm kế toán căn cứ trên các chứng từ gốc đã được kiểm tra, đối chiếu để hạch toán các bút toán theo các nguyên tắc kế toán và quy định pháp luật hiện hành.
Ngày nay, công tác ghi sổ kế toán được hỗ trợ rất nhiều bởi các công cụ phần mềm kế toán.
Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển
Cuối kỳ, kế toán cần thực hiện bút toán điều chỉnh nhằm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính.
Đây là bước không kém phần quan trọng vì nó có tác động không nhỏ tới các số liệu để làm báo cáo về sau.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh là một tài liệu vô cùng quan trọng vì đây là báo cáo phản ánh tổng quát cho thấy tình hình tăng giảm và hiện có tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Kế toán có nhiệm vụ dựa trên các số liệu được ghi nhận trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo mẫu F01-DNN được ban hành theo thông tư số 133/2016/TT-BTC (26/08/2016) hoặc mẫu S06-DN được ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC (21/12/2014), điều này tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng từ trước.
Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế
Định kỳ, kế toán doanh nghiệp có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan Thuế hoặc yêu cầu của cấp lãnh đạo.
Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu được được ban hành và đang có hiệu lực. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính là để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan Thuế và công tác lập kế hoạch và ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp.
5. Yêu cầu công việc của một kế toán doanh nghiệp
– Nắm vững kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kế toán: Kế toán là một nghề luôn đòi hỏi sự chính xác cao và tuân theo các nguyên tắc kế toán được quy định bởi pháp luật và thuế. Do đó, một người làm kế toán cần phải nắm vững kiến thức cùng các nghiệp vụ chuyên môn để không gây ra sơ suất làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
– Chủ động cập nhật các quy định của pháp luật: Vì lĩnh vực kế toán có liên quan mật thiết đến pháp luật và các quy định, nguyên tắc kế toán nên việc thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định của Nhà nước là điều bắt buộc.
– Khả năng tư duy và phân tích logic: Công việc của kế toán liên quan mật thiết đến các con số do đó, cần có khả năng phân tích cùng tư duy logic để có thể biến các số liệu trên các báo cáo kế toán thành thông tin hữu ích trong quá trình cung cấp, cố vấn hoặc góp ý cho chủ doanh nghiệp ra quyết định xây dựng kế hoạch.
– Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng: Một yêu cầu cũng không kém quan trọng khác đối với một kế toán đó chính là kỹ năng sử dụng thành tạo tin học và trau dồi ngoại ngữ. Trong khi tin học là cánh tay đắc lực giúp kế toán xử lý, tính toán số liệu và lập các báo cáo, thì ngoại ngữ sẽ giúp người kế toán tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.
– Kỹ năng giao tiếp và thương lượng: Kỹ năng giao tiếp và đàm phán cũng cần được rèn luyện, nâng cao để sử dụng trong quá trình làm việc, thuyết trình số liệu cho lãnh đạo hoặc đưa ra ý kiến đóng góp cho doanh nghiệp. Đồng thời, những kỹ năng này cũng giúp kế toán mở rộng mối quan hệ cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp.
– Trung thực, tỉ mỉ, có trách nhiệm cao: Người kế toán cần phải trung thực, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc của mình để không mắc phải những sai sót làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và để đảm bảo hoàn thành công việc đang đảm nhận đúng theo quy định.
6. Các câu hỏi thường gặp về kế toán doanh nghiệp
6.1. Kế toán dùng những phương pháp hạch toán nào?
Kế toán doanh nghiệp cần dùng các phương pháp hạch toán gồm: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
6.2. Đối tượng của kế toán doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật kế toán 2015 thì đối tượng kế toán bao gồm:
Tiền, vật tư và tài sản cố định; Nguồn kinh phí, quỹ; Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước; Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; Nợ và xử lý nợ công; Tài sản công; Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
6.3. Kế toán doanh nghiệp cần có các kỹ năng nào?
Nắm vững kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, cẩn trọng, chính xác, tỉ mỉ, tư duy logic, có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu là những kỹ năng quan trọng mà một người đảm nhiệm vai trò kế toán cần có.
Tạm kết
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ kế toán doanh nghiệp là gì và vai trò của vị trí này trong doanh nghiệp.