Những lưu ý khi tham gia workshop là gì? Workshop có thể rất quen thuộc với nhiều người, nhưng cũng có thể hoàn toàn xa lạ với một số người. Workshop nói đơn giản là một buổi học nhỏ, mà trong đó người tham dự sẽ được huấn luyện, được hướng dẫn hoặc được chỉ dạy về một vấn đề cụ thể nào đó – mà ở tên của workshop đã thể hiện. Workshop có thể kéo dài một buổi tầm vài tiếng và thành quả có thể xuất hiện ngay. Hoặc có những workshop kéo dài vài ngày (dĩ nhiên sẽ chia ra thành nhiều buổi và có thời gian nghỉ ngơi) và thành quả thì bạn phải tự nỗ lực, luyện tập trong quá trình làm việc sau này.
Những workshop ngắn, có thành quả ngay thường là những workshop liên quan đến việc sáng tạo, chế tác ra một sản phẩm đơn giản nào đó như: làm ví, làm áo len, làm nến… Tương tự vậy, những workshop kéo dài thường là những workshop mang tính tính học thuật, liên quan nhiều đến kiến thức và kỹ năng mềm và thành quả thì không thể thấy ngay tức khắc, bạn phải vận dụng những gì được học tại Workshop vào công việc hay cuộc sống của mình để cảm nhận được kết quả từ những điều mình đã học.
Bạn mất và được gì khi tham gia Workshop?
Điều đầu tiên dĩ nhiên là bạn sẽ mất tiền phí tham gia workshop. Chúng ta phải trả công cho những người hướng dẫn mình và các dụng cụ, vật chất sẽ dùng đến trong buổi workshop. Mức chi phí bạn bỏ ra tương ứng với mức độ khó hoặc kỳ công trong nội dung của workshop.
Đối với các Workshop ngắn, ngoài nhận lại được sản phẩm ngay sau đó, bạn còn được tận hưởng một khoảng thời gian vui vẻ, thích thú và hào hứng với những điều mình thích làm và đang được làm. Đôi khi sẽ có một số Workshop ngắn về các chủ đề liên quan đến kỹ năng sống hoặc kiến thức trong một lĩnh vực nhất định, với những Workshop này có thể đòi hỏi bạn phải ghi chép và tập trung để nghe – hiểu và tiếp thu đầy đủ những gì được truyền đạt. Nó có thể sẽ không thoải mái và hoàn toàn thư giãn như những workshop làm sản phẩm, nhưng bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích theo cách trực quan, gần gũi và thực tế nhất mà bạn không thể tự trải nghiệm trong cuộc sống hay học được ở các lớp thông thường.
Đối với các Workshop dài ngày, chi phí dĩ nhiên sẽ cao hơn và đồng thời bạn cũng cần suy nghĩ kĩ hơn trước khi đăng ký tham dự. Các Workshop “dài hơi” đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian để tham dự. Nếu bạn chỉ tham dự 2/3 thời gian hoặc ngừng một bữa bất kì, bạn có thể sẽ không hiểu toàn bộ nội dung được truyền đạt trong buổi học đó. Bởi vì, các Workshop dài ngày diễn ra là bởi tính chất nối tiếp của các nội dung được đề cập, mà mỗi nội dung lại có nhiều nội dung chuyên sâu hơn, chi tiết hơn và dài dòng hơn. Do đó, lỡ một buổi có thể làm bạn “mất trắng” những gì đã bỏ ra cho toàn bộ workshop. Tuy nhiên, không phải workshop dài ngày nào cũng mang tính liên quan đến nhau như vậy, nó có thể chỉ là các workshop của những ngành trong cùng một lĩnh vực được gom lại để tổ chức thành một đợt. Ví dụ như, workshop “Ẩm thực ngọt” kéo dài trong 4 ngày, ngày đầu tiên có chủ đề “Làm bánh ngọt”, ngày thứ hai có chủ đề “Làm kẹo dẻo”…. Tương tự vậy, bạn có thể lựa chọn 1 chủ đề nào mà mình yêu thích để tham gia. Tóm lại, hãy tìm hiểu kỹ trước thông tin của Workshop để tránh “tiền mất tật mang”.
Những điều cần lưu ý khi tham gia workshop
- Bạn nên kiểm tra, hỏi thông tin về số người tham dự trong buổi workshop của bạn. Đôi khi một workshop lớn với quá đông người tham dự có thể sẽ không phù hợp với tính cách của bạn hoặc dễ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của bạn và chất lượng truyền đạt vì càng đông càng dễ bị “loãng”.
- Lưu lại hoặc ghi chú lại thông tin thanh toán, chuyển khoản phí tham dự workshop vì đôi khi không may, thông tin của bạn bị sót thì vẫn có bằng chứng để bạn được tham gia workshop.
- Bạn cần tìm hiểu một chút về đơn vị đứng ra tổ chức workshop và các phản hồi từ những người tham gia workshop trước đó. Hãy xem xét các đánh giá khách quan nhưng cũng đừng vì vậy mà quá băn khoăn khi đưa ra quyết định của mình. Nếu đa phần các đánh giá là hài lòng (70%) thì bạn có thể yên tâm. Bởi vì cảm nhận và mức độ khó tính của mỗi người là khác nhau, không một đơn vị tổ chức nào có thể làm hài lòng 100% người tham dự. Và đôi khi, sự cố bất ngờ không mong muốn xảy ra dẫn đến các phản hồi tiêu cực là không thể tránh khỏi. Nếu bạn là người dễ tính, mức độ hài lòng có thể ở khoảng 50% – 60% tổng số phản hồi là đã có thể yên tâm tham gia.
- Điều quan trọng nhất là sau khi đăng ký, hãy ghi chú hoặc cài đặt báo thức về thời gian và địa điểm diễn ra Workshop. Bạn luôn nghĩ bản thân sẽ không quên nhưng rồi lại quên mất, chuyện nãy vẫn diễn ra đều đặn đó nha!
Trên đây là những điều bạn cần Lưu ý khi tham gia workshop để đảm bảo chất lượng. Hy vọng sau bài viết bạn đã biết Lưu ý khi tham gia workshop là gì và áp dụng thành công.