Home Nghề nghiệp Nhân viên QA sẽ làm gì? Các kỹ năng làm việc cần...

Nhân viên QA sẽ làm gì? Các kỹ năng làm việc cần có?

Mặc dù bạn đã từng nghe nhiều đến việc làm nhân viên QA nhưng chưa hẳn đã biết công việc cụ thể của vị trí này là gì. Yêu cầu công việc nhân viên QA có khó không cũng là điều nhiều người tìm việc thắc mắc. Vì vậy, trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô tả công việc nhân viên QA cũng như kỹ năng cần có để bạn đảm nhận việc làm này tốt nhất.

Nhân viên QA là người thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý chất lượng, tiến hành kiểm tra, giám sát và đảm bảo chất lượng cũng như ghi chép kết quả trong quá trình sản xuất. Họ sẽ so sánh kết quả dự kiến và kết quả thực tế để đưa ra biện pháp khắc phục khi cần thiết. Nhân viên QA là những người đảm bảo chất lượng, độ tin cậy của hàng hóa và tính liên tục của dây chuyền sản xuất. Vị trí việc làm nhân viên QA gần giống với nhân viên QC tuy nhiên vẫn có sự khác biệt. Để biết công việc nhân viên QC khác với nhân viên QA ra sao thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

I. Nhân viên QA là gì?

Cần phải lưu ý rằng QA là đảm bảo chất lượng ở cấp quy trình. Mặc dù mục đích cuối cùng là duy trì chất lượng của sản phẩm cuối cùng nhưng QA không liên quan đến việc đo lường hoặc kiểm tra sản phẩm sau khi đã được hoàn thành – đây là nhiệm vụ của của QC (Quality Control).

Thay vào đó, QA chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như kiểm tra nguyên liệu thô, giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra tài liệu chuyên môn và thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Đây cũng là một trong những phương pháp để bạn phân biệt QA và QC.

Nhân viên QA
Nhân viên QA

I. Mô tả công việc nhân viên QA

Nhiệm vụ của QA là gì ở mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, tùy thuộc vào loại sản phẩm được sản xuất và yêu cầu của mỗi công ty và có thể bao gồm những công việc như:

  • Kiểm tra các quy trình trong nhà máy để đảm bảo chúng tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài.
  • Kiểm tra và cập nhật tài liệu chuyên môn.
  • Thúc đẩy cải tiến liên tục các quy trình cốt lõi để đảm bảo duy trì chất lượng và tính hiệu quả trong sản xuất.
  • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các nguyên tắc nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất.
  • Đào tạo và hỗ trợ nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Đào tạo nhân viên sản xuất về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Phát triển các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp.
  • Duy trì bộ tài liệu đảm bảo chất lượng.
  • Kiểm tra quy trình, thực hiện các bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước.
  • Phân tích các thông số để tìm ra điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.
  • Phối hợp với khách hàng và nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng.
  • Cùng các bên liên quan xem xét nguyên nhân và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi.

Công việc có tính chất cao
Công việc có tính chất cao

III. Trở thành nhân viên QA cần có kỹ năng gì?

Nhân viên QA là một phần không thể thiếu trong các ngành nghề như may mặc, xây dựng,… Đối với một nhân viên QA, những kỹ năng cơ bản và phẩm chất cá nhân trong công việc quan trọng hơn bất cứ loại bằng cấp nào. Nhiều công ty sẽ có xu hướng lựa chọn ứng viên dựa trên kỹ năng và tính cách của họ và sau đó đào tạo trong quá trình làm việc. Ứng viên tốt nghiệp Trung cấp hoặc thậm chí là tốt nghiệp cấp 3 mà có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà họ theo đuổi cũng như các kỹ năng cần thiết sẽ có ưu thế hơn những người tốt nghiệp Đại học nhưng lại thiếu kiến thức thực tế.

Muốn trở thành nhân viên QA giỏi, bạn cần phải có những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng phân tích – để thu thập và phân tích thông tin, tìm ra các xu hướng mới nhất cũng như những điểm khác biệt. Vì vậy, bạn hãy trau dồi kỹ năng phana để áp dụng vào công việc nhân viên QA một cách hiệu quả nhé.
  • Kỹ năng tổ chức công việc – để theo dõi các quy trình kiểm tra, kết quả, tài liệu và đưa ra đề xuất.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản – để soạn thảo các văn bản tài liệu chính xác và đúng với yêu cầu thực tế cũng như đọc hiểu các hướng dẫn của công ty và đối tác.
  • Kỹ năng giao tiếp – để tham gia đào tạo nhân viên QA cũng như nhân viên sản xuất và cùng nhau phát hiện/sửa lỗi trong quá trình làm việc.
  • Tỉ mỉ, chi tiết – để phát hiện ra những điểm còn chưa đúng, chưa tuân thủ theo hướng dẫn, quy định và đưa ra gợi ý khắc phục; đồng thời, đọc và phân tích từng chi tiết trong các văn bản hướng dẫn cũng như nội quy của từng ngành, từng công ty.
  • Tư duy logic – để phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp đảm bảo hiệu quả và chất lượng của quy trình sản xuất.

Kỹ năng cần có của nhân viên QA
Kỹ năng cần có của nhân viên QA

IV. Mẹo viết CV cho xin việc ngành QA

Cũng như rất nhiều ngành nghề khác, điều quan trọng nhất khi viết CV xin việc cho nhân viên QA là phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc. Trong trường hợp bạn có kinh nghiệm và những kỹ năng liên quan thì hãy sử dụng chính những từ ngữ mà họ đã sử dụng để mô tả về công việc này.

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên của mình phải có những kỹ năng như đã nêu phía trên. Đây phần lớn là những tố chất cá nhân và ít được đào tạo qua trường lớp. Do đó, kể cả khi bạn không có bằng cấp vượt trội nhưng có đủ những kỹ năng nêu trên, bạn có thể hoàn toàn tự tin ứng tuyển vị trí nhân viên QA trong ngành may mặc, xây dựng,…

Trên đây đã giới thiệu tới các bạn mô tả công việc nhân viên QA. Để dễ dàng trúng tuyển vị trí này thì bạn hãy trau dồi cho mình kỹ năng mềm thiết yếu. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên QA nếu bạn biết cách trả lời và áp dụng cũng sẽ rất hữu ích trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Còn rất nhiều thông tin khác liên quan tới kinh nghiệm làm nhân viên QA, QC mà chúng tôi muốn chia sẻ, hãy cùng theo dõi trong những bài viết tiếp theo nhé !

 

PHỔ BIẾN NHẤT