Digital marketing vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Vì thế, bài viết này là dành cho những người mới bắt đầu tiếp xúc với hình thức marketing này hoặc chỉ đơn giản là muốn biết thêm những kiến thức cơ bản về nó. Vậy khái niệm của nó là gì, nó có vai trò ra sao,… là điều mà không ít người thắc mắc.
Digital marketing là gì?
Digital marketing là hình thức tiếp thị trực tuyến thông qua việc tiến hành những hoạt động marketing trên các nền tảng kỹ thuật số. Nhìn chung, một chiến dịch marketing liên quan đến các môi trường kỹ thuật số sẽ được gọi là digital marketing. Tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm qua internet.
Digital marketing có vai trò như thế nào?
Ngay từ khi xuất hiện, digital marketing đã có vai trò quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Bởi phương pháp marketing này mang lại nhiều lợi ích hơn hẳn so với những phương pháp truyền thống trước đây như:
Xác định đúng mục tiêu, nâng cao tỉ lệ mua hàng
Không giống những hình thức quảng cáo như phát sóng trên truyền hình, in tờ rơi hoặc xuất hiện trên các tạp chí, digital marketing tiếp cận được chính xác nhất nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Bởi các thủ thuật của chúng sẽ làm cho các nội dung sẽ được cá nhân hóa, giúp cho chúng ta tập trung vào mục tiêu đối tượng.
Ví dụ như bạn có thể hướng đến các đối tượng qua việc phân khúc thị trường theo nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính,… trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram…Các nền tảng quảng cáo trên môi trường digital được áp dụng công nghệ máy móc và thông qua phân tích khai thác lượng dữ liệu khổng lồ nên chúng sẽ tiếp cận được chính xác đối tượng.
Dễ kiểm soát chi phí quảng cáo
Nhìn chung, sử dụng phương pháp digital marketing sẽ tiết kiệm được ngân sách. Bên cạnh đó, bạn có thể tự điều chỉnh ngân sách như: gia tăng nếu việc quảng cáo có hiệu quả hoặc giảm đi nếu tỷ lệ hoàn vốn của kênh quảng cáo thấp.
Tốc độ tiếp cận nhanh, phủ sóng rộng rãi
Điểm khác biệt cơ bản nhất của digital marketing so với các phương pháp truyền thống chính là tốc độ tiếp cận vô cùng nhanh chóng. Mọi thông tin của doanh nghiệp sẽ được gửi đi ngay lập tức thông qua các kênh truyền thông, quảng cáo hoặc các nền tảng phân phối khác. Chỉ cần một vài cú nhấp chuột, một email có thể được gửi cho hàng nghìn người được chỉ định.
Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng các nền tảng digital là rất lớn, đồng nghĩa với việc thực hiện các chiến dịch marketing trên nền tảng này sẽ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng ở nhiều khu vực trên thế giới.
Digital marketing giúp đo lường hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật số được cung cấp bởi digital marketing, đem lại khả năng đo lường hiệu quả cao. Bằng các công cụ đó, các doanh nghiệp có thể đo được chính xác các chỉ số như lượt xem video, lượt truy cập, lượt chia sẻ, lượt tiếp cận bài viết,…
Từ đó, bạn có thể đánh giá được khách hàng dành bao nhiêu sự quan tâm tới các sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Mọi dữ liệu được cung cấp trong thời gian thực nên bạn còn thế phân tích các chỉ số ở những thời điểm cụ thể.
Đa dạng hình thức digital marketing
Các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều hình thức tiếp thị trong digital marketing. Vì thế, họ có thể tiếp cận được nhiều khách hàng ở các loại hình khác nhau, giúp cho việc tiếp thị đạt hiệu quả tối ưu.
Một số hình thức digital marketing phổ biến
Có rất nhiều loại hình digital marketing để các doanh nghiệp có thể lựa chọn trong việc tiếp thị sản phẩm. Một số hình thức phổ biến nhất gồm:
Search Engine optimization (SEO)
Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm, có thể hiệu đơn giản là quá trình làm tối ưu một trang web nào đó để nó được xếp ở thứ hạng cao trên trang hiển thị kết quả của các công cụ tìm kiếm. Việc xuất hiện ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm cũng như ở thứ hạng cao sẽ khiến cho lượt truy cập vào trang tăng nhanh hơn vì thu hút được nhiều người hơn.
Để triển khai SEO giúp website thu hút được nhiều người hơn, có một số chiến lược như SEO onpage, SEO offpage và technical seo.
Content Marketing
Việc tiếp thị nội dung bằng cách kể chuyện, chia sẻ các kiến thức để giúp cho khách hàng biết thêm về thương hiệu được gọi là content marketing. Để làm được điều đó, bạn cần hiểu được người đọc muốn gì, hứng thú với nội dung nào và làm sao để họ ở lại trang web lâu hơn. Có một số chiến lược content marketing hiệu quả như: blog, video hoặc podcast, infographic, ebook và whitepapers.
Social Marketing
Giống như tên gọi của nó, hình thức này sử dụng các kênh truyền thông như Facebook, Linkedin, Twitter, Instagram,… những nền tảng có số lượng lớn người sử dụng để tiếp thị, bằng cách sáng tạo những nội dung để quảng bá doanh nghiệp, thu hút tương tác. Phương thức digital marketing này sẽ giúp kết nối khách hàng đến gần với thương hiệu hơn.
Pay Per Click
Pay Per Click là hình thức digital marketing mà khi một người nào đó nhấp vào quảng cáo thì bạn sẽ được trả tiền cho mỗi lượt nhấp. Công cụ phổ biến nhất cung cấp hình thức này là Google Adwords. Ngoài ra, nhiều nhà quảng cáo cũng lựa chọn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của họ qua một số kênh như Facebook, Tiktok, Instagram,…
Affiliate Marketing
Đây là hình thức digital marketing đang được quan tâm nhất hiện nay. Phương pháp này gọi là tiếp thị liên kết, thể hiện quá trình một đơn vị nào đó tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp khác và được nhận tiền hoa hồng. Số tiền hoa hồng đó là một phần lợi nhuận từ mỗi lần họ giúp cho doanh nghiệp khác bán được hàng.
Native Advertising
Native Advertising việc sử dụng quảng cáo có trả tiền sao cho phù hợp với phương tiện nơi mà chúng xuất hiện. Hình thức quảng cáo này không gây gián đoán tới người đọc nên tuy là hình thức quảng cáo nhưng nó không giống quảng cáo thông thường.
Marketing Automation
Thêm một hình thức digital marketing nữa cũng được nhiều người ứng dụng là marketing automation. Đây là loại hình tự động hóa các hoạt động tiếp thị thông qua một số phần mềm. Các hoạt động được tự động hóa thường là tiếp thị qua email, các bài đăng trên mạng xã hội,… giúp đem đến trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
Email Marketing
Doanh nghiệp gửi một email thương mại đến những người đăng ký là cách thức mà email marketing hoạt động. Những người đó sẽ được nhận các thư thông báo từ bạn. Hình thức này cũng đem lại trải nghiệm cá nhân hóa, giúp doanh nghiệp tập trung vào phân khúc khách hàng mình hướng tới.
Online PR
Online publish relations là hình thức được nhắc đến khi kết hợp với những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng để quảng cáo cho sản phẩm, thương hiệu. Những người này sẽ là nhân tố giúp doanh số được bán ra tăng cao.
Inbound Marketing
Có thể coi đây là hình thức tiếp thị kép khi sử dụng kết hợp các loại hình như blog, sự kiện, SEO,… để nâng cao thương hiệu, thu hút được nhiều sự quan tâm. Đây là quá trình khiến cho mọi người dễ dàng nhìn thấy thương hiệu của mình hơn, ngay cả trước khi họ lựa chọn mua các sản phẩm từ doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Affiliate marketing là gì? Tổng hợp ưu và nhược điểm
- Marketing Tool – 3 công cụ phát triển tiềm năng doanh nghiệp
Kết luận
Digital Marketing là xu hướng tiếp thị của thời đại ngày nay. Để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất, hãy áp dụng phương pháp marketing này một cách thích hợp, đem lại nhiều hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về các thông tin cơ bản của digital marketing.