Phân khúc thị trường hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất, phát triển và đưa ra các chiến lược quảng bá sản phẩm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Vì vậy đây là một công đoạn không thể thiếu không chỉ ở những doanh nghiệp lớn mà ở cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy công đoạn là gì? Lợi ích ra sao và cách thực hiện là như thế nào? cũng là điều mà nhiều người thắc mắc.
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường là công đoạn phân chia thị trường thành những nhóm nhỏ hơn dựa trên một vài đặc điểm cụ thể như tuổi tác, tính cách, hành vi,… Để doanh nghiệp có thể hiểu được những nhóm đối tượng khách hàng và từ đó tối ưu hóa trong việc sản xuất và quảng bá sản phẩm.
Mỗi khách hàng đều sẽ có những nhu cầu riêng khi mua hàng nên không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được hết tất cả các khách hàng. Tuy cùng một mục tiêu đối tượng khách hàng nhưng mỗi doanh nghiệp có những chiến lược phân khúc theo các cách khác nhau.
Phân khúc thị trường có những loại nào?
Có 4 hình thức phân khúc thị trường phổ biến nhất được sáng tạo tương ứng với 4 yếu tố bao gồm: nhân khẩu học, tâm lý, hành vi và cuối cùng là địa lý. Cụ thể:
Theo nhân khẩu học
Nhân khẩu học là phân khúc mà các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu dựa vào độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ văn hóa hoặc chủng tộc,…. của khách hàng. Hầu như các doanh nghiệp đều áp dụng loại phân khúc này vì nó đem lại hiệu quả tốt nhất với số liệu đáng tin cậy.
Ví dụ, một doanh nghiệp sẽ phân khúc dựa trên giới tính của khách hàng để từ đó quyết định phát triển sản phẩm phù hợp với khách hàng nam hoặc sản phẩm được ưa chuộng bới khách hàng nữ. Việc phân khúc thị trường theo cách đó sẽ giúp cho việc sản xuất phát triển có hướng đi cụ thể để tập trung và bán được nhiều sản phẩm hơn vì đã đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng.
Theo hành vi
Hành vi cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược marketing. Doanh nghiệp sẽ phân khúc thị trường khách hàng của mình dựa trên hành vi mua hàng của họ: như có nhóm người thường mua hàng trực tiếp nhưng một nhóm khác có xu hướng mua hàng online nhiều hơn.
Từ đó, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhất như nên phát triển sản phẩm của mình ở nền tảng nào,… Doanh nghiệp sẽ phải thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan đến hành vi của khách hàng để hiểu rõ hành vi tiêu dùng của họ.
Phân khúc theo tâm lý
Một trong những phân khúc khác cũng ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của khách hàng đó chính là tâm lý của họ. Ví dụ có những nhóm khách hàng thích mua sản phẩm được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường với bất cứ giá nào, có những người thích mua hàng được giảm giá hoặc đi kèm khuyến mãi đặc biệt,…
Chính những yếu tố trên sẽ tác động tích cực đến doanh số được bán ra của sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp cần phân chia thị trường theo tâm lý của người tiêu dùng, đánh thẳng vào đó để bán được nhiều sản phẩm hơn mà vẫn đem lại được nhiều lợi nhuận.
Phân khúc theo địa lý
Phân khúc theo địa lí tức là dựa vào đặc điểm của từng vùng miền mà doanh nghiệp hướng tới như vùng đồng bằng hay vùng núi, nông thôn hay thành thị, thị trường châu Á hay Châu Âu,… Bởi vì trong cùng một khu vực, người dân sẽ có những đặc điểm khá giống nhau về nhiều phương diện, để các doanh nghiệp có cơ sở đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm của mình.
Ví dụ như gu thời trang ở miền bắc và miền nam của nước ta có sự khác nhau, một phần dựa vào thời tiết. Các thương hiệu thời trang sẽ dựa vào đó để xem xét khu vực nào có nhiều tiềm năng phát triển nhất. Việc phân khúc theo địa lý rất quan trọng để các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp khác khi họ cùng hướng đến một thị trường khu vực.
Lợi ích của phân khúc thị trường
Những lợi ích đến từ phân khúc thị trường là điều không thể bàn cãi, cụ thể những lợi ích đó bao gồm:
Tiết kiệm thời gian, ngân sách và sức lao động
Do không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách hàng, các doanh nghiệp chỉ nên hướng tới một hoặc một vài nhóm đối tượng nhất định. Phân khúc được đối tượng cụ thể giúp tiết kiệm được thời gian, sức lao động của nhân viên cũng như ngân sách của doanh nghiệp trong việc sản xuất, phát triển sản phẩm.
Hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing
Tìm ra được thị trường có nhiều điểm chung cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược marketing. Thị trường được thu hẹp thì những thông tin, dữ liệu về khách hàng sẽ có tính chính xác cao hơn.
Dễ dàng trong công tác quản lý khách hàng
Không chỉ giúp cho việc marketing được hiệu quả hơn mà việc phân khúc thị trường cũng giúp cho việc quản lý, theo dõi khách hàng trở nên tiện lợi hơn. Doanh nghiệp sẽ tập trung được vào một nhóm đối tượng để đáp ứng được mọi nhu cầu của họ.
Hiểu rõ điểm mạnh yếu của doanh nghiệp
Thông qua việc thị trường được phân khúc, doanh nghiệp cũng sẽ nhận ra được mình có điểm mạnh gì và đang tồn tại điểm yếu gì. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược thích hợp nhất để có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế được điểm yếu ấy.
Các bước xác định phân khúc thị trường
Vậy làm thế nào để có thể phân khúc thị trường một cách chính xác nhất chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Sau đây là một số cách để bạn có thể phân khúc các đối tượng một cách đúng đắn.
Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên để phân khúc được thị trường mà mình hướng tới là khảo sát và nghiên cứu ra thị trường đó. Hiện này việc khảo sát để tìm ra các nhóm đối tượng khách hàng trở nên rất phổ biến và có thể thực hiện qua internet hoặc lấy dữ liệu có sẵn để nghiên cứu.
Phân tích dữ liệu
Sau khi có được những thông tin, dữ liệu cần thiết, doanh nghiệp cần phân tích và đưa ra các đánh giá khách quan một cách cụ thể. Từ đó, họ sẽ hiểu được thị trường chung như thế nào để bắt đầu tiến hành phân khúc.
Tiến hành phân khúc
Dựa trên 4 loại phân khúc, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành phân chia các đối tượng thành các nhóm. Có một số tiêu chuẩn mà để có thể mô tả được thị trường phân khúc như: tính đồng nhất, tính dị thể, tính đo lường, tính hữu ích, tính đa dạng và tính phản ứng nhanh.
Các chiến lược phân khúc
Sau khi thị trường đã được phân khúc một cách chính xác, các doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn một chiến lược cho riêng mình trong 2 chiến lược sau:
- Chiến lược tập trung: chỉ lựa chọn một phân khúc để tập trung phát triển, quảng bá sản phẩm.
- Chiến lược đa phân khúc: phát triển và quảng bá sản phẩm trên nhiều phân khúc khác nhau, tiếp cận với nhiều dạng đối tượng hơn.
Xem thêm:
- Cách kiếm tiền online tại nhà hiệu quả và uy tín nhất 2022
- BFF là gì và sử dụng như thế nào cho đúng ngữ cảnh?
Lời kết
Phân khúc thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, thị trường phải được phân khúc để từ đó đưa ra chiến lược thích hợp. Hãy áp dụng đúng những phương pháp trong bài viết này để có thể phân khúc được thị trường một cách chính xác nhất.