Khi thực hiện một chiến lược marketing hướng vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp luôn thực hiện phân khúc thị trường. Vậy lý do nào mà doanh nghiệp lại phân khúc thị trường, nếu không thực hiện công việc đó có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp? Mời bạn cùng mình tìm hiểu các loại phân khúc thị trường qua bài viết dưới đây.
Phân khúc thị trường là gì?
Các loại phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường thành các đoạn có những đặc tính riêng biệt và đồng nhất với nhau. Dựa trên đặc điểm và nhu cầu mà các đối tượng được phân vào một nhóm giúp doanh nghiệp dễ nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của từng khách hàng mà chỉ có thể đưa ra các chính sách cho một nhóm đối tượng khách hàng. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng các doanh nghiệp khác nhau có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau còn tùy thuộc vào chiến lược của họ.
Có nhiều cách phân khúc thị trường nhưng dạng phân khúc được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp dựa vào đặc trưng của khách hàng. Thị trường phân khúc theo thu nhập người tiêu dùng: khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhập vừa và thấp. Một số doanh nghiệp còn phân chia ra khách hàng VIP, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới và tiềm năng.
Lợi ích phân khúc thị trường mang lại cho doanh nghiệp
Khách hàng thường không đồng nhất về các nhu cầu về sản phẩm nên doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được từng người một. Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức và thời gian cũng như ngân sách phải bỏ ra.
Các đối tượng được nhóm vào một đoạn thị trường có khá nhiều điểm tương đồng về đặc tính và nhu cầu nên việc triển khai chiến lược marketing cũng nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Do thu hẹp đối tượng nghiên cứu giúp doanh nghiệp có thông tin và dữ liệu liên quan đến khách hàng chính xác hơn.
Bên cạnh đó, các bộ phận cũng dễ dàng quản lý và theo dõi khách hàng của mình. Mỗi một bộ phận nên được giao tập trung vào một đối tượng nhất định để phục vụ khách hàng của mình hài lòng với dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Ngoài ra, khi thực hiện phân khúc thị trường trong chiến lược marketing doanh nghiệp cũng nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp vào từng phân đoạn để đạt được hiệu quả tốt nhất, có khả năng cạnh tranh với đối thủ và tìm ra nguồn khách hàng tiềm năng.
Các loại phân khúc thị trường và ví dụ về từng loại
Các loại phân khúc thị trường gồm 4 loại: phân chia theo địa lý (khu vực, vùng miền), yếu tố mang tính xã hội, hành vi khách hàng và yếu tố tâm lý.
Phân phúc phân theo địa lý khu vực
Dựa vào đặc điểm vùng miền mà doanh nghiệp thực hiện phân khúc thị trường như vùng núi, vùng đồng bằng, khu vực nông thôn hay thành phố. Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế có thể phân đoạn theo vùng, châu lục. Thường cộng đồng dân cư trong một khu vực thường có những đặc điểm khá tương đồng nên việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.
Ví dụ một thương hiệu thời trang khi thực hiện chiến lược marketing sẽ nghiên cứu từng khu vực để xác định nơi nào có tiềm năng phát triển nhất. Dân cư ở phía bắc có thời trang và gu ăn mặc khác so với dân cư ở phía nam, và một phần cũng do khác nhau về thời tiết.
Qua những đặc điểm từng vùng miền mà doanh nghiệp sẽ xây dựng và triển khai các chiến lược hiệu quả hơn. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại cùng một khu vực là vô cùng cao nên doanh nghiệp cần nghiên cứu và triển khai kế hoạch hợp lý.
Phân khúc phân theo nhân khẩu học
Theo những đặc điểm của khách hàng như dựa vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ văn hóa hay tôn giáo. Đây là cách phân đoạn thị trường đem lại kết quả tốt nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được là đáng tin cậy.
Một công ty thực phẩm có thể phân tích thị trường dựa vào độ tuổi khách hàng tiêu dùng để phát triển các sản phẩm phù hợp với trẻ con, lứa tuổi trung niên hay người cao tuổi. Điều này giúp công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn, tăng số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu.
Phân khúc dựa trên hành vi
Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Ngoài việc mua sắm truyền thống là đến trực tiếp tại cửa hàng thì ngày nay khách hàng xu hướng mua sắm online được nhiều người ưa chuộng.
Do đó các doanh nghiệp nên định hướng phát triển sản phẩm trên các nền tảng website hay sàn thương mại điện tử. Nghiên cứu hành vi sử dụng internet của khách hàng để quảng bá sản phẩm, và thu thập dữ liệu người dùng qua những bài khảo sát, đóng góp ý kiến của khách hàng đến doanh nghiệp.
Phân khúc tâm lý học
Những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày của họ. Khách hàng có xu hướng mua ngay những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí hay những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ.
Ví dụ những đối tượng khách hàng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm đó. Còn với những hàng hóa khác họ có thể đắn đo và thậm chí từ bỏ không mua nữa.
Hay khách hàng thường yêu thích các sản phẩm được giảm giá hoặc được khuyến mãi kèm thêm sản phẩm khác. Một nghiên cứu cho thấy khả năng tiêu thụ từ các sản phẩm được khuyến mãi cao hơn các sản phẩm thường.
Do đó việc nắm bắt được tâm lý người dùng giúp doanh nghiệp phát triển được dòng sản phẩm tốt hơn, đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng giúp tăng doanh số một cách nhanh chóng. Những chiến lược marketing hiệu quả làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tăng thị phần. Trên đây là các loại phân khúc thị trường bạn nên biết.