Mentor là gì? Liệu rằng Mentor có cần thiết trong cuộc sống của mỗi người hay không? Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, mentor có vai trò to lớn như thế nào? Những phẩm chất chính của Mentor thành công là gì? Hiện nay, trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện những Mentor có tâm và cực kỳ nổi tiếng.
Định nghĩa và khái niệm về Mentor là gì?
Mentor trong tiếng Việt có nghĩa là người cố vấn, chuyên tư vấn cho chúng ta về tất cả các lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Các Mentor còn đưa ra chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và lắng nghe những băn khoăn của các bạn giúp giải được vấn đề.
Mentor đều là những người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Không chỉ là người dẫn lối bạn trong học tập, công việc, mà còn là người bạn đồng hành giúp bạn phát triển tối đa khả năng và điểm mạnh của mình. Họ được mệnh danh là người giám sát, phân tích và hướng dẫn bạn từ những điều họ thấy từ con người và phẩm chất của bạn.
Không những vậy, Mentor còn có nhiệm vụ phân tích được tính cách và điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Từ đó, giúp bạn nhận ra được những điểm mà bạn còn đang thiếu sót trên các lĩnh vực. Bất cứ lúc nào bạn có thiếu sót thì Mentor chỉ ra và đưa ra định hướng giúp bạn cải thiện, động viên trên phương diện tâm lý.
Một số khái niệm khác có liên quan đến Mentor mà bạn cũng cần nên biết là mentee, mentoring và mentorship. Nếu như mentor là người có nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ thì mentee là những người được nhận cố vấn để phát triển khả năng chính mình. Mentoring được biết đến là quá trình kết nối, gắn bó và cùng nhau phát triển của người cố vấn và người nhận cố vấn. Mentorship chỉ về mối quan hệ của hai bên.
Vai trò của Mentor là gì trong một doanh nghiệp?
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp thì vai trò của một Mentor lại được đề cao hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn khởi đầu nào, bạn cũng sẽ có khả năng phải đối mặt với nhiều thử thách mới lạ và nhiều điều không quen, khởi nghiệp cũng như thế. Vì vậy, chắc chắn rằng, doanh nghiệp mới mở còn non nớt chắc chắn phải tìm được cho mình một người mentor giỏi.
Chưa dừng lại ở giai đoạn ban đầu lập nghiệp, cho đến khi công ty đã vượt qua những bước đầu tiên thì những vấn đề tiếp theo trong việc điều hành doanh nghiệp cũng sẽ từng bước xuất hiện. Những vấn đề về các thuật ngữ, luật pháp kinh doanh,… đều sẽ làm khó người điều hành. Mentor xuất hiện với vai trò đưa ra góp ý, lời khuyên để bạn xem lại định hướng của doanh nghiệp.
Để có thể phát triển doanh nghiệp theo hướng bền bỉ và vững chắc nhất, gặp trở ngại nhưng không ngại đương đầu để xông lên và phát triển bản thân, duy trì được ngọn lửa nhiệt huyết đam mê làm nghề của mentee. Những ý kiến của các Mentor cực đáng chân trọng. Một người Mentor giỏi luôn không tiếc cho đi những kinh nghiệm đáng quý của chính mình.
Phẩm đức chính của Mentor là gì?
Một người Mentor không chỉ đơn giản là người cố vấn cho mentee của mình mà nếu mentor muốn phát triển bản thân, trở thành một người dẫn dắt ưu tú thì cần có cho mình những phẩm đức riêng. Một Mentor giỏi luôn biết cách mang đến sự lạc quan, kết nối quan hệ, tập trung để phát triển vào điểm tốt của người mà mình dẫn dắt, quan trọng là luôn có thể đặt trọng tâm vào lợi ích của người mình cố vấn.
Mentor mang đến sự lạc quan cho người mình dẫn dắt
Nếu được hỏi phẩm chất đầu tiên quan trọng của một người người mentor là gì thì có không ít những người có kinh nghiệm sẽ trả lời ngay là luôn hướng học trò của mình nhìn nhận theo hướng tích cực và lạc quan nhất. Khi có vấn đề ngầm phát hiện thì luôn âm thầm theo dõi và phân tích vấn đề cẩn thận rồi mới góp ý với người mà mình cố vấn cho để giữ được động lực cho người được tư vấn.
Ngoài ra, việc Mentor gặp phải thái độ hoài nghi của mentee trong quá trình hợp tác cũng là chuyện thường gặp. Ý kiến của mỗi người luôn khác nhau, nhưng là một mentor giỏi, họ luôn im lặng với những hoài nghi của mọi người mà dùng hiện thực để chứng minh kinh nghiệm của họ là đúng.
Mentor luôn tập trung được vào tính cách của học trò
Một trong những điều cần thiết trong định nghĩa mentor là gì chính là phải luôn tập trung vào những tính cách có sẵn của người mà mình mentee. Một người Mentor phù hợp được chọn lựa chính là những người có giá trị quan phù hợp với mentee. Do đó, Mentor phải thật sự chú trọng vào phân tích và quan tâm đến tính cách và tôn trọng quan điểm của những người xung quanh.
Là một người hướng dẫn và cố vấn tài giỏi thì họ cần phải tập trung được vào tính cách của học trò của mình để có thể đưa ra những định hướng đúng trong một chặng đường dài. Khai thác được những tài năng tiềm ẩn, khả năng vượt bật của người được dẫn dắt cũng là một việc làm cần thiết.
Mentor luôn kết nối được mối quan hệ với học trò
Việc một mối quan hệ mentorship được gắn bó chặt chẽ trong suốt chặng đường mentoring là một yếu tố quan trọng để hai bên có thể đạt được lợi ích của bản thân. Sự kết nối thân mật mà một mentor có thể tạo dựng giữa bản thân với những người mentor khác và đối với người mà mình tư vấn cho là một minh chứng cho sự tạo dựng thành công về giá trị của chính mình.
Và điều quan trọng là khi nhận lời làm cố vấn cho bất cứ Mentee nào thì Mentor cần phải chú trọng vào hệ tư tưởng và giá trị quan của đối phương có cùng chung chí hướng với mình hay không. Bởi nếu như tư tưởng của hai bên khác nhau thì mối quan hệ này thực sự khó để có thể đồng hành trên chặng đường dài, hoặc có thì sự phát triển đạt được không quá nhiều.
Mentor nghĩ cho lợi ích cho người được dẫn dắt
Phẩm chất cuối cùng của Mentor là gì? Chắc chắn chính là một lòng hướng về lợi ích cá nhân cho người mà mình dẫn dắt. Đối với công việc cố vấn thì Mentor có vai trò là một người chỉ đường. Nếu như phân tích sai hướng hoặc không nghĩ đến lợi ích của người được dẫn dắt thì Mentor đó đã thật sự thất bại trong công tác của chính mình.
Một số ví dụ Mentor điển hình ở các lĩnh vực
Hiện nay, không chỉ trong kinh doanh mà Mentor còn là một thuật ngữ được dùng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Xoay quanh chúng ta đều có một người là Mentor dẫn dắt. Đặc biệt, nếu bạn là một người thường xuyên theo dõi các chương trình về sắc đẹp, thời trang thì cũng sẽ thỉnh thoảng bắt gặp những từ Mentor.
Mentor là gì trong nghề người mẫu?
Mentor là gì trong nghề người mẫu? Cũng giống như những Mentor ở ngành nghề kinh doanh, Mentor trong nghề người mẫu cũng là một vị trí người cố vấn cho những người mẫu mới vào nghề. Lấy ví dụ thực tế ở chương trình Việt Nam, Gương mặt thương hiệu thì một trong những tên tuổi đình đám phải được kể tên chính là siêu mẫu Minh Tú.
Xem thêm:
- Banner là gì và tác dụng đối với quảng cáo như thế nào?
- Deal là gì và 5 cách chốt deal hiệu quả trong kinh doanh
Mentor là gì trong nghề kinh doanh?
Mentor là gì trong kinh doanh thì đều được đông đảo người trẻ biết đến, cũng như đã được đề cập đến bên trên. Ở những tập đoàn kinh doanh lớn hiện nay cũng cần đến Mentor dẫn dắt và đưa ra ý kiến để đưa ra. Ngay cả ông chủ của hãng Facebook Mark Zuckerberg nổi tiếng cũng có riêng cho mình một mentor dẫn dắt. Ở những ngày đầu thì người cố vấn cho Mark không ai khác chính là Steve Jobs.
Lời kết
Hy vọng thông qua những thông tin vừa được đề cập kỹ lưỡng ở trên, các bạn đã hiểu thêm về định nghĩa Mentor là gì? Từ đó, bạn có thể biết thêm liệu rằng cuộc sống của mình có cần tìm cho mình một mentor hay không. Việc có một Mentor trong cuộc đời là cần thiết để có thể dẫn dắt bạn phát triển theo đúng hướng và đúng khả năng của mình.