‘Đồng tính là một căn bệnh, có lây nhiễm’. Đó là câu trả lời của chính phụ huynh, gia đình của những người LGBTQ khi được hỏi về vấn đề giới tính của người thân. Vậy LGBT có lây không cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Quan điểm về LGBT
So với 10 năm trước, cái nhìn của người dị tính về cộng đồng LGBTQ tại Việt Nam đã có sự cởi mở hơn. Các phương tiện truyền thông, báo chí trong nước sử dụng ngôn từ, cái nhìn thể hiện quan điểm bảo vệ người đồng tính, song tính, chuyển giới và phi giới tính. Tháng 7,8 này đây, khi nhiều người đang chung vui Tháng tự hào đồng tính, vẫn có những quan điểm lệch lạc, ảnh hưởng đến cộng đồng LGBTQ từ một số bộ phận trong xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Lesbian là gì? Những kiến thức cần biết về đồng tính nữ Les
- Gay là gì? Những kiến thức thú vị liên quan đến người gay
- Bisexual là gì? Người song tính là ai? Đặc điểm nhận biết?
Trong cuộc phỏng vấn về vấn đề đồng tính, song tính, chuyển giới, phi giới tính, nhiều người quan niệm: “Đồng tính là một căn bệnh tâm lý, lớp trẻ xuất hiện nhiều. Nếu nhiều người đi xa vào thế giới đó bác sĩ cũng không thể chưa được”.
Thậm chí, những gia đình có con là người LGBTQ bày tỏ suy nghĩ: “Nó là một căn bệnh, lây nhiễm. Gia đình tôi có một người như vậy, tôi không thích và đã đuổi nó đi. Giờ đi theo bạn bè, sống lang bạt 3 năm mà tôi không cho về nhà nữa”. Và rồi, người đồng tính, song tính, chuyển giới, phi giới tính tại Việt Nam tiếp tục bị miệt thị, coi như “một căn bệnh cần được chạy chữa”.
Thực tế, xu hướng tình dục đồng giới, song giới đã xuất hiện từ lâu. Trong nghiên cứu cuối thế kỷ XIX của nhà phân tâm học Sigmund Freud cho rằng: con người khi mới sinh ra đều song tính, nhưng trong quá trình trưởng thành, dưới tác động từ văn hóa xã hội và các sự kiện trong cuộc đời khiến đa số con người sẽ chỉ yêu người khác giới.
LGBT có lây không?
LGBT có lây không? Thực tế, theo nghiên cứu của Peter Bearman và Hannah Bruckner đến từ Đại học Columbia và Đại học Yale cho biết yếu tố kiểu gen, môi trường sống, sự dạy dỗ, văn hóa, chính trị… đã hình thành thiên hướng tính dục của mỗi người. Bởi vậy, xu hướng yêu người đồng giới được xem là yếu tố thuộc về tự nhiên, bản chất cá thể khi sinh ra. Vì vậy, kết luận “đồng tính là bệnh có thể lây nhiễm” là áp đặt không có cơ sở khoa học, mang tính chủ quan.
Trong đoạn clip chia sẻ trên mạng xã hội, những bậc phụ huynh, gia đình có con là người LGBTQ đã đuổi con ra khỏi nhà, can thiệp y tế đối với nhân thân của mình. Thậm chí, xu hướng tình dục đồng giới bị nhận xét là hành vi “làm ô uế cộng đồng, chơi theo bạn bè có lối sống xấu”. Có lẽ, yếu tố văn hóa, thiếu kiến thức về giới tính đã khiến một số bộ phận có cái nhìn sai lệch về cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới, phi giới tính.
Hành trình đấu tranh quyền bình đẳng giới của cộng đồng LGBTQ tại Việt Nam vẫn tiếp tục với những khó khăn trong việc thay đổi nhận thức, phổ cập kiến thức về xu hướng tính dục. Và rồi, vẫn có hàng nghìn người đồng tính, song tính, chuyển giới đang phải nhận những lời miệt thị từ chính gia đình, bạn bè và xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Trend là gì? Những điều thú vị về các trend hiện nay
- Lếu lều là gì? Thuật ngữ “người lớn” nhiều người chưa biết
Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi LGBT có lây không? Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thể biết được LGBT có lây không và sự thật về giới tính này.
Tổng hợp: kienthuc247.net