Home Gen Z LGBT có phải bệnh không? Quan điểm đúng về cộng đồng LGBT

LGBT có phải bệnh không? Quan điểm đúng về cộng đồng LGBT

LGBT có phải bệnh không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. LGBT gồm đồng tính, gay, song tính, chuyển giới – đây chính là thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ có xu hướng tình dục với những người có cùng giới tính, yêu người cùng giới, ví dụ nam yêu nam, nữ yêu nữ, ngoài ra người song tính là sự mô tả một người là nam giới hoặc nữ giới đều bị thu hút tình yêu, tình dục bởi cả hai giới (tức là nam có thể yêu nữ, nam có thể yêu nam và ngược lại ở phái nữ cũng vậy).

LGBT là gì?

Một nghiên cứu thống kê tại đất nước Mỹ, có khoảng 3,5% dân số được xác định là người đồng, người song tính và người muốn chuyển giới về giới tính thật của mình nhưng ngoài ra cũng có rất nhiều người không có cảm xúc tình dục với bất kỳ giới tính nào đây có thể được gọi là người vô tính.

Có thể bạn quan tâm:

Ở thời kỳ xa xưa, khi y học chưa phát triển, xã hội chưa hiện đại như ngày nay thì những người thuộc cộng đồng LGBT có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần, mọi người không công nhận đây là một giới tính mà nghĩ người LGBT là những người bị tâm thần, có vấn đề về thần kinh. Nhưng kể từ ngày 15/7/1990 Liên Hiệp Quốc công bố LGBT không phải là một bệnh tâm thần – một cột mốc đáng nhớ với những người thuộc cộng đồng LGBT bởi họ đã chính thức được thừa nhận, được tự do sống với chính mình và được coi là một trong những cộng đồng của nhân loại.

Trong những năm gần đây, trên thế giới, cộng đồng LGBT ngày càng phát triển mạnh mẽ, ở Châu  âu, một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha,… đã chấp nhận hôn nhân đồng tính và coi đó là hôn nhân hợp pháp.

LGBT là gì?
LGBT là gì?

LGBT bao gồm:

  1. Đồng tính luyến ái nữ (lesbian)

Lesbian là nữ giới có xu hướng bị hấp dẫn bởi phái nữ trên phương diện tình dục hoặc tình yêu và không có đặc điểm bên ngoài nào để nhận biết người đồng tính nữ với những người khác.

  1. Đồng tính luyến ái nam (gay)

Giống như lesbian, gay là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục (hoặc tình yêu) giữa nam và nam, nam giới bị thu hút về mặt tâm hồn và thể xác bởi người cùng giới.

Tương tự như mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, đồng tính luyến ái cũng bao gồm cả những rung động về mặt cảm xúc chứ không chỉ đơn thuần là tình dục. Điều quan trọng cần phải nhớ, đồng tính không phải là bệnh.

  1. Song tính luyến ái (bisexual)

Lưỡng tính là một cách gọi khác của song tính luyến ái, chỉ những người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và tình dục với cả hai giới (nam và nữ). Bisexual sẽ không rõ ràng về việc thích nam hay nữ hơn vì điều đó phụ thuộc vào trái tim và cảm xúc của họ.

  1. Người chuyển giới (transgender)

Người chuyển giới là khái niệm miêu tả những đối tượng có cơ thể của một giới tính này, nhưng lại cảm thấy rằng họ là người thuộc về giới tính kia, giống như họ được sinh ra vào nhầm cơ thể. Những người chuyển giới thường được xếp vào nhóm giới tính chung với lesbian và gay để xác định những người không cảm thấy họ thuộc vào xu hướng giới tính “thẳng”.

LGBT có phải bệnh không?

LGBT có phải bệnh không? Nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng, đồng tính là bệnh và nó nên được chữa khỏi bằng các liệu pháp tâm lý, thường gọi là trị liệu đền bù (reparative therapy) nhằm nỗ lực tái định hướng những người đồng tính có xu hướng tình dục với người khác giới. Nhưng không ít nhà y học khác lại nhận định, khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành. Như thế, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay không đồng tính (dị tính) đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau.

Nhiều quốc gia đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, chỉ nên kết luận đồng tính luyến ái là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận đó là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ  cũng cho rằng: Đồng tính không phải là bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Vì vậy, xã hội cần có cái nhìn cởi mở và tôn trọng họ hơn. Đây là đáp án cho câu hỏi LGBT có phải bệnh không?

LGBT có phải bệnh không?
LGBT có phải bệnh không?

Con người có thể tự lựa chọn xu hướng giới tính của mình hay không?

Vì sao cùng một mẹ sinh ra nhưng lại có người là dị tính, còn người kia lại thuộc “thế giới thứ 3”? Đây quả là một câu hỏi phức tạp và thật chẳng dễ trả lời. Hầu hết các chuyên gia y tế, bao gồm cả những người ở Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) tin rằng, khuynh hướng tình dục ở một người có liên quan đến sự kết hợp vô cùng phức tạp của các yếu tố sinh học, tâm lý, cũng như các yếu tố môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết gen và hormone là hai yếu tố rất quan trọng quyết định việc này.

Nhìn chung, chẳng ai có thể tự lựa chọn giới tính cho mình ngay từ khi lọt lòng mẹ. Xu hướng giới tính chỉ là một phần rất tự nhiên trong bản thân của mỗi con người.

Hãy nhớ rằng, hoàn toàn không có gì sai trái nếu bạn là một LGBT. Chỉ là sự thiếu hiểu biết về cộng đồng đặc biệt này làm dấy lên sự kỳ thị, phân biệt đối xử khiến cuộc sống của các LGBT gặp nhiều khó khăn hơn.

Cộng đồng LGBT có cuộc sống như thế nào?

Đối với nhiều LGBT, đôi lúc họ có thể cảm nhận rằng tất cả mọi người trên thế giới này đều được kỳ vọng trở thành những người “thẳng” về giới tính. Bởi vì lý do đó, một số teen đồng tính có thể sẽ có những cảm xúc khác với bạn bè của họ khi những người thuộc giới tính “dị giới” xung quanh bắt đầu nói về những cảm xúc lãng mạn, và hẹn hò.

Các teen LGBT đôi khi có thể sẽ nhận ra rằng mình đang phải giả vờ sống trái với cảm xúc thật của mình để có thể “hòa hợp” được với nhóm bạn bè, gia đình hay cộng đồng xung quanh. Đôi khi họ có cảm giác rằng mình đang phải chối bỏ chính bản thân, hay phải đang che giấu một phần con người thật của mình.

Cộng đồng LGBT có cuộc sống như thế nào?
Cộng đồng LGBT có cuộc sống như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Những lo lắng về định kiến xã hội, sợ bị chối bỏ, bị bắt nạt có thể sẽ khiến những người thuộc giới tính thứ ba giữ bí mật về xu hướng giới tính của mình, thậm chí không nói cho bạn bè hay người thân biết về điều đó.

Một số trường hợp đồng tính có thể sẽ chia sẻ về xu hướng giới tính của mình với một vài người bạn thân và các thành viên trong gia đình. Điều này được gọi bằng thuật ngữ “come out” (công khai giới tính và xu hướng tình dục của bản thân với xã hội). Nhiều LGBT đã công khai giới tính thật và được bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh họ chấp nhận hoàn toàn. Kết quả là, họ cảm thấy rất thoải mái với việc bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi một người nào đó cùng giới tính.

Thực tế là không phải ai cũng có được sự hậu thuẫn tốt kể trên. Tuy ngày càng có nhiều người chấp nhận và công nhận cộng đồng LGBT nhưng nhiều LGBT vẫn không thể tìm được “tiếng nói chung” với những người thân xung qunh họ để có thể tthấu hiểu và ủng hộ trong việc công khai xu hướng tình dục của mình. Một số teen đang sống trong những cộng đồng hoặc trong những gia đình không chấp nhận và tôn trọng những người đồng tính.

Có nên công khai với gia đình và xã hội là LGBT?

Có lẽ, đây là câu hỏi mà bất cứ người LGBT nào cũng băn khoăn dù ở độ tuổi nào, giới tính nào cũng không bớt băn khoăn trăn trở khi muốn công khai giới tính thật sự. Có những cha mẹ cởi mở thì công nhận, chấp nhận giới tính của con em mình nhưng ngược lại, có những gia đình lại định kiến về LGBT.

Nếu trong thực tế, bạn chưa đủ can đảm để công khai giới tính thật của mình, còn có nhiều băn khoăn thì cần gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để giải đáp những băn khoăn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất về giới tính thực của bạn. 

Hy vọng thông qua nội dung bài viết đã giải đáp giúp bạn đọc hiểu được về vấn đề LGBT có phải bệnh không?? Dù bạn là ai, bạn ở giới tính nào cũng luôn vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc.

PHỔ BIẾN NHẤT