Home Nghề nghiệp Quản trị là gì - Định nghĩa và phân biệt về từ...

Quản trị là gì – Định nghĩa và phân biệt về từ ngữ này

“Quản trị là gì” từ lâu đã được biết đến như một thuật ngữ cần phải có để duy trì được sự phát triển và hoàn thành mục tiêu của một cơ quan làm việc nào đó. Tuy nhiên, khái niệm của từ ngữ này vẫn chưa được thể hiện rõ cũng như chúng thường được gán ghép với hai từ quản lý. Và để hiểu rõ hơn cũng như phân biệt được ý nghĩa thật sự của hoạt động này thì hãy đọc qua bài viết được đúc kết dưới đây.

Khái niệm của quản trị là gì?

Quản trị là những người làm việc trong một tổ chức, họ có vai trò điều phối, định hướng và gắn kết các công việc, hoạt động của nhiều người khác nhau để tạo được mối liên kết. Từ đó, xây dựng được tối đa hiệu quả về mục tiêu chung đã được chỉ định ngay từ ban đầu.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hiểu rằng quản trị là một phương thức hoạt động do một hoặc nhiều người cùng thực hiện, điều này dẫn đến việc có thể phối hợp chặt chẽ và tối đa công suất của những người thừa hành. Với cách hiểu này thì kết quả của quản trị vẫn hướng đến mục đích chung của cả tập thể, song đây đều là những kết quả mà một người không thể nào thực hiện được.

Cũng chính vì lẽ đó nhà quản trị có vai trò là một sự tác động mạnh mẽ đến những nỗ lực và họ kiểm soát, điều khiển hoàn toàn các công việc của người khác. Do đó, người thực hiện các quy trình này phải là những người có chuyên môn và thực lực cao, họ phải am hiểu và nắm vững được những nền tảng kiến thức về từng chuyên môn khác nhau như xã hội, kinh tế và chính trị. 

Tuy nhiên, việc trang bị được cho mình những kỹ năng về ngoại ngữ cũng là một yếu tố cần có và cũng được cho là một lợi thế cực kỳ cao để chinh phục ngành nghề này. Nó góp phần tăng hiệu quả năng suất làm việc và cũng được đánh giá cao trong các lĩnh vực giao tiếp.

Quản trị là gì? - Llà khái niệm bạn cần biết
Quản trị là gì? – Llà khái niệm bạn cần biết

Các chức năng quan trọng của quản trị

Quản trị là gì và các khái niệm cần thiết đã được nêu rõ phía trên. Tuy nhiên, các chức năng của hoạt động quản trị vẫn được cho là những thành phần vô cùng quan trọng không thể thiếu để xây dựng nên sự thành công của một tập thể. Bên cạnh đó, dù có mặt trong lĩnh vực nào nhưng 4 chức năng cơ bản của quản trị vẫn không thể nào phủ nhận.

Chức năng hoạch định của quản trị là gì ?

Như các thông tin đã được biết, quản trị là gì và vai trò của hoạt động này đã được vạch rõ để người đọc có thể nắm giữ được chắc chắn hơn những ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, để đi sâu hơn vào nhiệm vụ của ngành này thì chức năng hoạch định đang được lấy để làm tiền đề vững chắc cho các nỗ lực tiếp theo.

Hoạch định và có thể hiểu theo nghĩa là lập ra kế hoạch và xác định được những mục tiêu cần đạt đến, bên cạnh đó nhà quản trị sẽ đưa ra nhiều phương hướng để có thể chạy theo mục đích đã đề ra ban đầu. Ngoài ra, lập ra các bản thảo theo từng giai đoạn và lịch trình hoạt động của từng cá nhân cũng là một trong những chức năng được đánh giá cao của các nhà quản trị.

Bên cạnh đó, quản trị còn phải biết cách để đề ra những biện pháp an toàn để nhằm kiểm soát được từng hành vi của các cá nhân. Nhờ đó, đưa ra được đường lối đúng đắn nhất để cải tiến sự nỗ lực của những người thừa hành và phát triển được tốt nhất các kết quả của tổ chức.

Quản trị là gì - Những người với tư duy nhạy bén
Quản trị là gì – Những người với tư duy nhạy bén

Chức năng tổ chức được đề ra đúng đắn

Quản trị là những người sau khi đã điều phối được hoàn toàn những hoạt động của nhân viên để cho ra được kết quả phối hợp ăn ý nhất. Họ còn có vai trò tổ chức để phân bố và sắp xếp các hoạt động của từng nhân lực khác nhau. Đây cũng được cho là chức năng quan trọng nhất của bộ phận quản trị, là yếu tố dẫn đầu để xây dựng lên được sự hợp lý của từng cá nhân trong tập thể.

Muốn tạo được sự ăn nhập cho các thành viên, nhà quản trị trước hết phải lập được bả sơ đồ tổ chức để phân phối được chặt chẽ từng việc làm, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện. Xác định được khối lượng công việc và thời gian cụ thể cho từng lĩnh vực trong kế hoạch đã được đặt ra, từ đó hoàn thành được chiến lược phát triển của tổ chức.

Tuy nhiên, để tạo thêm được sự hiệu quả cũng như năng cao năng suất và khả năng hướng đến mục tiêu thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm để lập ra được chính sách và biết nhìn vào các tiêu chuẩn hàng đầu để tuyển dụng đội ngũ nhân viên. Đây cũng là cơ sở duy nhất để duy trì và phân bố nhân lực hợp lý nhất cho từng lĩnh vực.

 

Quản trị cho ta nhìn nhận được khả năng lãnh đạo của con người 
Quản trị cho ta nhìn nhận được khả năng lãnh đạo của con người

Vai trò kiểm soát của quản trị là gì?

Để giữ được bền vững phương hướng làm việc đúng theo mục tiêu cần thực hiện, nhà quản trị phải còn có vai trò kiểm soát các hoạt động của từng nhân viên và đảm bảo được độ chính xác trong từng lĩnh vực cũng như đưa ra được những biện pháp sửa sai nhanh chóng và hợp lý. Để nắm bắt rõ được tình hình đang được vận hành, quản trị phải thường xuyên lên lịch để kiểm tra sự tiến triển của bộ phận làm việc.

Để cho bộ phận người thừa hành hiểu rõ hơn về phương hướng hoạt động và biết cách để chỉnh sửa, với khái niệm quản trị là gì, họ nên đánh giá tình hình theo chiều hướng đúng đắn nhất đến nhân viên. Bên cạnh đó, nên biết cách để đề ra các biện pháp sửa sai hiệu quả và chính xác nhất.

Điều hành sự phát triển là vai trò của quản trị
Điều hành sự phát triển là vai trò của quản trị

Chức năng điều khiển và lãnh đạo của quản trị là gì?

Tại bất kỳ một lĩnh vực thuộc chuyên môn nào, nhà quản trị vẫn là bộ phận tư duy có vai trò quan trọng giúp tạo ra một hệ thống để nhân viên có thể điều phối được dễ dàng các hoạt động cần thiết. Do đó, với chức năng lãnh đạo, quản trị phải biết cách huấn luyện được độ nhanh nhạy và điều hướng được hiệu quả làm việc của nhân viên, đồng thời động viên tinh thần của cấp dưới cũng là một việc cần thiết.

Tuy nhiên, để phát triển được sự tồn tại của công ty, quản trị cũng nên thực hiện việc thiết lập được hệ thống thông tin cũng như duy trì được các mối quan hệ cả trong lẫn ngoài tổ chức. Nếu thực hiện được hiệu quả các hoạt động trên thì khả năng duy trì được sự phát triển của tổ chức là điều dễ dàng.

Điều khiển và lãnh đạo nhân viên 
Điều khiển và lãnh đạo nhân viên

Xem thêm:

Phân biệt được hai khái niệm quản trị và quản lý

Có lẽ bạn đã hiểu rõ được khái niệm quản trị là gì, tuy nhiên thuật ngữ quản lý cũng được nhiều người gán ghép với quản trị. Nhưng điều này không có nghĩa là hai cụm từ này giống nhau mà trái lại nó còn chứa nhiều yếu tố khác biệt không thể so sánh.

Được biết, chức năng của quản trị là lập ra và duy trì, định hướng các kế hoạch ban đầu, tuy nhiên quản lý chỉ là thi hành mọi việc đã được xác lập sẵn và thông qua người khác. Có thể thấy, nhà quản lý sẽ ở cấp trung bình hoặc thấp, song bên cạnh đó nhà quản trị lại là những người có khả năng tư duy, kiểm soát chặt chẽ và nổi bật hơn. Qua đó, cho ta thấy nhà quản trị nằm tại một thứ hạng cấp cao hơn quản lý.

Kết luận

Bài viết trên đã vạch ra được những khái niệm quan trọng quản trị là gì và các ý nghĩa của từng chức năng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp của ngành quản trị. Có thể thấy, đây là một chuyên môn đòi hỏi các kỹ năng về kiến thức cũng như lãnh đạo của từng cá nhân và để tham gia vào quản trị thì việc bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết.

PHỔ BIẾN NHẤT